Bắt giữ nguyên tử và chụp lại để thấy bằng mắt thường, chiến thắng cuộc thi ảnh khoa học Anh 2018

ND Minh Đức
15/2/2018 8:17Phản hồi: 37
Bắt giữ nguyên tử và chụp lại để thấy bằng mắt thường, chiến thắng cuộc thi ảnh khoa học Anh 2018
Để ý kỹ trong bức ảnh bên trên, bạn sẽ nhận thấy điều không thể tin được: chấm trắng trắng chính là một nguyên tử stronti, tích điện dương, đang bị treo lơ lửng trong điện trường và đặc biệt, bạn hoàn toàn có thể nhìn thấy nó bằng mắt thường. Chỉ với một chiếc máy ảnh thông thường ở chế độ phơi sáng, nhà nghiên cứu David Nadlinger tại Đại học Oxford đã ghi lại được bức ảnh đáng kinh ngạc nói trên, giúp mang về cho ông giải nhất trong cuộc thi ảnh khoa học do Hiệp hội nghiên cứu vật lý kỹ thuật tổ chức hàng năm.

H.jpg
Để “bắt giữ” nguyên tử lại và ghi lại được hình ảnh nói trên, chắc chắn không phải là điều đơn giản. Chi tiết hơn cho bạn nào chưa hình dung được, nguyên tử stronti đang được giữ lại trong khoảng điện trường tạo ra từ 2 điện cực kim loại ở 2 bên. Khoảng cách giữa 2 điện cực là 2mm, nguyên tử stronti đang được chiếu sáng bằng laser xanh - tím. Năng lượng từ tia laser khiến cho nguyên tử phát ra các photon, cho phép Nadlinger có thể ghi lại được hình ảnh. Tất cả mọi thứ được đặt trong một buồng chân không và cực lạnh để bắt nguyên tử đứng lại. Nadlinger phải đứng bên ngoài căn buồng này và điều khiển qua cửa sổ.

anh_khoa_hoc_2018_Tinhte_7.jpg
Giải thích kỹ hơn về bức ảnh này, Nadlinger cho biết: “Ý tưởng nhìn thấy một nguyên tử bằng mắt thường đã liên tục hun đúc trong tâm trí tôi như một chiếc cầu nối trực tiếp và sâu sắc đến tuyệt vời giữa thế giới lượng tử siêu nhỏ và thực tại vĩ mô thường ngày của chúng ta. Sau khi tính toán sơ, tôi chạy ngay tới phòng thí nghiệm với máy ảnh cùng tripods trong một buổi chiều Chủ Nhật, thành quả là bức ảnh đặc biệt lần này với một chấm xanh mờ nhỏ xíu nằm ở giữa.”

Trên thực tế, hệ thống laser siêu hàn dạng này không chỉ cho phép các nhà khoa học khảo sát một cách chi tiết về các đặc tính của thế giới lượng tử mà họ còn dùng nó để phát triển đồng hồ nguyên tử hoặc thậm chí là những chiếc máy tính lượng tử trong tương lai.

Bên cạnh bức ảnh chụp nguyên tử thì còn nhiều bức ảnh khác cũng khá ấn tượng nhằm vinh danh những công trình nghiên cứu vật lý hoặc thành tựu khoa học kỹ thuật, mời anh em xem qua.


anh_khoa_hoc_2018_Tinhte_11.jpg
Tìm kiếm mảnh vụn nhiên liệu của lò phản ứng Fukushima bằng AVEXIS TM ROV (Searching for Simulated Fukushima Fuel Debris Using an AVEXIS TM ROV). Ảnh chụp bởi Simon Watson, Đại học Manchester.

anh_khoa_hoc_2018_Tinhte_2.jpg
Sàng lọc hình dạng khác nhau của một số loại polymer. Chụp bởi Mahetab Amer - Đại học Nottingham.

anh_khoa_hoc_2018_Tinhte_3.jpg
In a kitchen far far away. Hình ảnh của dòng chất lỏng không ổn định nằm trên các bong bóng xà phòng. Theo trang công bố kết quả, chủ bức ảnh đã dùng 2 miếng vỏ kẹo, một cái khay nướng bánh, một mảnh chai nước, một miếng giấy trong suốt, dung dịch tẩy rửa, một cái đèn và một chiếc Nikon D500 với ống 105mm VR macro để làm nên bức ảnh. Chụp bởi Li Shen, Đại học hoàng gia London.

anh_khoa_hoc_2018_Tinhte_12.jpg
Những loại vi khuẩn với khả năng phân hủy sinh học có thể giúp chống lại các ung thư khó chữa (Biodegradable microbowls could help fight stubbon cancers). Ảnh chụp bởi Tayo Sanders II, Đại học Oxford.

anh_khoa_hoc_2018_Tinhte_6.jpg
Các khối kiến tạo cho một tương lai nhẹ hơn (Building blocks for a lighter future). Ảnh chụp các cấu trúc nhôm in 3D với đặc tính nhẹ và bền. Chụp bởi Catchpole-Smith, Đại học Nottingham.

Quảng cáo


anh_khoa_hoc_2018_Tinhte_5.jpg
Một con robot đang selfie. Ảnh chụp bởi Luke Cramphorn, Đại học Bristol.

anh_khoa_hoc_2018_Tinhte_4.jpg
Một bức ảnh chưa qua xử lý chụp bằng kính hiển vi điện tử truyền qua, cho thấy một bóng khí siêu nhỏ phủ quanh bởi lớp mỡ chứa thuốc. Công nghệ này được dùng để tăng cường độ tương phản khi chẩn đoán hình ảnh siêu âm và đồng thời, giúp đưa thuốc tới từng mô bệnh trong cơ thể.

anh_khoa_hoc_2018_Tinhte_8.jpg
Một tình nguyện viên với biệt danh Spiderman với chiếc mũ đo EEG trên đầu. Đây là chiếc mũ đo điện não vốn hiếm khi được người ta mang ra ngoài mà chủ yếu dùng trong bệnh viện, phòng thí nghiệm, giúp ghi lại hoạt động của não bộ. Hình ảnh được chụp trong quá trình tiến hành dự án ghi lại phản ứng não bộ của 95 người với độ tuổi trên 65 tại nhiều môi trường khác nhau trong thành phố.

anh_khoa_hoc_2018_Tinhte_9.jpg
Ảnh chụp bằng kính hiển vi lực điện tử, ghi rõ hình ảnh bề mặt của cánh bướm với các đường gợn sóng bắt lại ánh sáng Mặt Trời và tạo nên những mảng màu rực rỡ.

Quảng cáo


anh_khoa_hoc_2018_Tinhte_14.jpg
Ảnh chụp một cỗ máy Epitaxy chùm phân tử - một kỹ thuật chế tạo màng mỏng bằng cách sử dụng các chùm phân tử lắng đọng đế đơn tinh thể trong chân không. Sản phẩm thu được là các tấm wafer dùng trong các thiết bị điện tử, chế tạo các bảng mạch tích hợp vốn được sử dụng như silicon trong truyền thống.

anh_khoa_hoc_2018_Tinhte_10.jpg
So sánh 2 mẫu đậu bắp trồng theo 2 kỹ thuật khác nhau trong cùng một thời gian, Bên trái được trồng với sự hỗ trợ của thủy lợi thông minh, tự tưới tiêu dựa trên dữ liệu thời tiết thông minh cũng như nhu cầu cây trồng, điều kiện đất, giúp tưới nước đúng lúc và đúng lượng, từ đó tăng sản lượng lên 100%, giảm tiêu tốn nước và năng lượng tới 82%.
Nguồn EPSRC
37 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

lucifer009
ĐẠI BÀNG
6 năm
hay quá!!!
Ko hiểu lắm, làm sao họ tách được 1 nguyên tử stronti ra nhét vào cái điện trường đó nhỉ? và kích thước của 1 nguyên tử cỡ 10^-10 m = 10^-7mm, trong khi khoảng cách giữa 2 cái điện cực là 2mm thì rõ ràng là ko đúng lắm với bức hình trên.
duyvankm
TÍCH CỰC
6 năm
@Ngô Tùng Dương Thế vậy là hội đồng khoa học và các nhà nhiếp ảnh khoa học sai hả bạn?
@duyvankm Họ không sai. Bạn cần hiểu là muốn nhìn thấy một vật, thì hoặc là vật đó phát sáng (đèn pin, mặt trời), hoặc là vật đó được chiếu sáng. Bài viết đã nói rõ họ dùng laser để kích thích nguyên tử phát ra năng lượng dưới dạng ánh sáng nhìn thấy. Do đó cái ta nhìn thấy là ánh sáng do nguyên tử phát ra. Ánh sáng này chỉ cho thấy rằng có một nguyên tử đang được chụp hình, còn nguyên tử lúc được chụp và lúc không được chụp là không hoàn toàn giống nhau. Tác dụng của việc chụp ảnh là cho thấy sự tồn tại của nguyên tử, còn muốn nhìn được nguyên tử thực sự thì phải dùng kinh hiển vi đặc biệt
duyvankm
TÍCH CỰC
6 năm
@Ngô Tùng Dương Mình đang châm chọc mấy ông kia bạn không hiểu ah
tadinhphu157
ĐẠI BÀNG
6 năm
@Scorpius DLord nghe các bác nói 1 lúc, em mới tự hỏi là khi soi gương thì không hiểu mình đang nhìn thấy cái bóng mình trong gương, hay là cái bóng đang làm cho mình nhìn thấy nó, hay là cái gương đang làm cho mình nhìn thấy cái bóng, hay là mình đang nhìn thấy chính mình @@
Đắt xắt ra miếng. Phục.
Tinh tế cập nhật thông tin nhanh thật. Mới đọc bài viết về hình chụp nguyên tử sáng hôm qua thì sáng nay thấy trên tinh tế.
mr.chunglv
TÍCH CỰC
6 năm
https://www.facebook.com/www.oneway.vn/videos/vb.181418251883597/2318726451486089/?type=2&theater&comment_id=1787369954659202&reply_comment_id=1995657414026709&notif_t=video_reply&notif_id=1518665121423474

Hiền Mai VôDanh TiềnBối bạn ơi cũng có nhiều thứ không hữu hình mà chúng ta vẫn tin đó thôi. Mấy thứ như lực ma sát, lực điện trường, ... rồi cả phân tử thật sự đang cấu thành nên bộ bàn phím bạn đang gõ, ... Có nhiều thứ chúng ta không thể thấy mà chỉ có thể dùng lập luận khoa học để giải thích cho đến ngày chúng ta có thể phát triển công nghệ để khẳng định . Mà ngay cả khi như vậy, cũng có nhiều thứ nằm ngoài khả năng giải thích của con người chúng ta. Có những điều phi lí như tại sao các các hạt mang điện tích dương trong nhân của nguyên tử ko đẩy nhau ra mà lại túm lại 1 chỗ? Lẽ ra chúng phải đẩy nhau ra vì cùng mang điện tích cùng dấu chứ? Rồi để giải thích cho hết những nghịch lí đó, con người nghiên cứu thêm về hạt quark và lực Lạ...

Đối với mình Chúa chỉ đơn giản là nguồn gốc của vũ trụ này. Đó có thể là một phản vật chất, một loại siêu năng lượng, ... hay bất cứ điều gì mình chưa thể gọi tên. Nhưng mình cảm nhận được sự tồn tại của Chúa và sự tác động của Ngài lên vạn vật của sự sống. Và vì đây là cảm nhận, nên mỗi người có cảm nhận riêng khác nhau. Bạn không bao giờ có lỗi cho cảm nhận của bạn cả. Bạn có quyền tin hay không, và chúng tôi tôn trọng điều đó.

Mình hiểu bạn thuộc tuýp người rất thực tế, chỉ tin vào những gì bạn quan sát được. Nhưng bạn quên mất một điều rằng con người vốn không được tiến hoá để có khả năng quan sát tốt (con người kém hơn chim), mà là khả năng tư duy tốt. Hãy dùng khả năng tư duy của bạn để hiểu và tôn trọng khác biệt tôn giáo của những người xung quanh bạn. Làm vậy là bạn đang tự nâng tầm bản thân bạn lên và lấy được sự tôn trọng của những người xung quanh.

Hôm nay có thể bạn chưa hiểu, nhưng ko hề vấn đề gì vì có quá nhiều điều con người chúng ta cũng chưa hiểu. Nhưng đừng nói rằng bạn đang khai sáng người khác chỉ bằng những lập luận thiếu nghiên cứu khoa học như vậy bạn ạ
😁 Bạn có biết khi khẳng định một điều gì đó, các nhà khoa học phải tốn công như thế nào để đăng được một bài báo khoa học hay không?

PS: ngay cả lập luận bạn nói rằng con người thờ người đã khuất vì tưởng nhớ người đó thì cũng chưa hẳn là logic bạn nhé. Theo định luật bảo toàn năng lượng, thì năng lượng trong các liên kết hoá học bên trong cơ thể con người sẽ mất đi đâu? Các thầy cô của mình đùa gọi năng lượng đó tồn tại dưới 1 dạng khác mà con người chưa tìm hiểu được nên gọi là "ma".
mr.chunglv
TÍCH CỰC
6 năm
@nospecial Oneway.vn
mr.chunglv
TÍCH CỰC
6 năm
@THANCHAU Mình nói chúa tồn tại đâu ?
thang_1234
TÍCH CỰC
6 năm
@mr.chunglv Mình chỉ nói về phần năng lượng trong con người khi chết đi sẽ bị vi khuẩn phân hủy và tiêu thụ giống như 1 cục thịt mà để ở ngoài cũng sẽ hư thiu do vi khuẩn ăn thôi. Chẳng có năng lượng nào thoát ra khỏi chu trình được cả. Cách hay nhất là cho cái xác vào 1 hộp kín có đủ không khí cho vi khuẩn phân giải cơ thể r đo khối lượng cả phòng. Với công thức E=mc^2 thì nếu chỉ cần có 1 sự mất mát khối lượng rất nhỏ trong phòng kín đó thì mới thật sự là có năng lượng thoát ra khỏi chu trình.
kemkem87
TÍCH CỰC
6 năm
Mình thích tấm cuối khi đọc description của nó, ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp là 1 cái gì đó rất hay ho
mình cực kì thích mấy tấm này
tấm nguyên tử thật kì diệu. Nhưng nguyên tử rất nhỏ, mắt thường ko thấy, sao lại thấy đc nhỉ?
tấm cuối cùng cho thấy khoa học đã giúp ích cho nông nghiệp ntn
Seul Đức
ĐẠI BÀNG
6 năm
Pic đầu cho hỏi cái nguyên tử sao nó to dữ vậy. Một nguyên tử cùng lắm cũng là cỡ 1000pm. Theo như wiki thì rSr=249pm sao mà trông nó lớn thế đc nhỉ lại còn nhìn bằng mắt thường nữa ? Cái điểm đấy là chùm sáng do phát xạ hay đốm sáng của nguyên tử ?

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019